Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Quốc hội Thảo luận tổ về Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7- Quốc hội khóa XV, chiều ngày 25/6/2024 Quốc hội thảo luận ở tổ về Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội. Qua thảo luận, đại biểu tổ 6 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Đồng Nai, Hà Giang, Sóc Trăng) có ý kiến góp ý như sau:
 hinh anhcuong.jpg
   (ĐBQH Quản Minh Cường- Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai chủ trì buổi thảo luận)
Về các nội dung cải cách tiền lương: Đa số đại biểu có ý kiến tán thành về nội dung đề xuất của Chính phủ trong việc thực hiện tăng lương, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp từ ngày 01/7/2024 đã cơ bản bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 83-KL/TW. Theo đó, thực hiện đầy đủ 02 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp; thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công. Hiện nay, Chính phủ cũng đang quyết tâm, tích cực ban hành văn bản để bảo đảm thực hiện các nội dung này từ 01/7/2024.
Tuy nhiên, với những vấn đề mới, phức tạp, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để có cơ sở triển khai áp dụng, nhất là với quy định bổ sung quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản và giao người đứng đầu xây dựng quy định chế độ tiền thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý và “tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng”. 
Về thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, đại biểu cho rằng, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong quá trình điều chỉnh tiền lương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc. 
Tuy nhiên, cùng với việc tăng lương cơ sở, đề nghị Chính phủ quan tâm: (i) Các giải pháp bảo đảm nguồn lực thực hiện ổn định, lâu dài và có hiệu quả chính sách; (ii) Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý giá và các giải pháp kiềm chế lạm phát khác, bảo đảm chỉ tiêu tăng CPI bình quân năm 2024 và cả giai đoạn 2021-2026 mà Quốc hội giao; (iii) Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ sự nghiệp công; cần có cơ chế cấp bù ngân sách khi giá dịch vụ công thiết yếu chưa kịp điều chỉnh so với mức lương mới để các đơn vị thực hiện tự chủ chi thường xuyên cân đối được thu - chi và có tích luỹ; bảo đảm quyền tự chủ thực chất khi thực hiện tự chủ tài chính. 
Đại biểu băn khoăn đối với khối doanh nghiệp, vì Hội đồng lương cũng đã họp và có thông tin về việc tăng lương. Tuy nhiên, đến thời điểm này Chính phủ chưa ban hành Nghị định để điều chỉnh lương tối thiểu vùng, đây là một khó khăn rất lớn, các doanh nghiệp sẽ bị động ảnh hưởng đến quỹ lương.Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ, cơ quan chức năng cần nghiên cứu sớm ban hành Nghị định điều chỉnh lương tối thiểu vùng đối với khối doanh nghiệp kịp thời.
hinh y.jpg  
     (ĐBQH Nguyễn Thị Như Ý- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu tại buổi thảo luận)
Về phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội:  
Đại biểu có ý kiến để bảo đảm tính công khai, minh bạch giữa các cổ đông VNA và với các doanh nghiệp khác trong ngành hàng không, chỉ xem xét khoản vay tái cấp vốn là khoản hỗ trợ tạm thời của nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu VNA nghiên cứu xây dựng phương án xử lý mức chênh lệch chi phí lãi vay giữa mức lãi suất huy động ngắn hạn tiền đồng thấp nhất mà VNA đang huy động trên thị trường và mức lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết của Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, cần công khai lãi suất của các hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho VNA để bảo đảm tính minh bạch; Đồng thời, đề nghị xác định, bổ sung vào dự thảo Nghị quyết trách nhiệm của các cơ quan trong việc cam kết trước Quốc hội về hiệu quả của việc triển khai Nghị quyết, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát để việc tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định...



Mai Trọng Vũ

thông tin kinh tế - xã hội

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​