Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội trả lời tại công văn số 922/UBTVQH15-KT ngày 12/08/2024 như sau:
1. Đối với kiến nghị về bổ sung quyền sở hữu rừng phòng hộ đối với người dân tự bỏ vốn trồng rùng .
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy Luật Lâm nghiệp đã quy định rõ đối tượng được giao đất để trồng rừng phòng hộ tại khoản 2 Điều 16; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng phòng hộ được quy định tại khoản 2 Điều 73 và Điều 84. Do vậy, việc tranh chấp quyền sở hữu cây rừng của người nhận khoán hoặc người tham gia đầu tư với ban quản lý rừng phòng hộ như được trình bày tại Công văn số 94/ĐĐBQH thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý rừng phòng hộ (theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 76) trong việc giao khoán bảo vệ và phát triển rừng, không liên quan đến chế độ sở hữu rừng. Theo đó, Ban Quản lý rừng được quyền khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân; quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán được thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 25 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018. Đồng thời, Luật Lâm nghiệp đã quy định rõ hộ gia đình, cá nhân chỉ được sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (khoản 2 Điều 7).
Hình ảnh rừng phòng hộ tại Đồng Nai
Đồng thời, theo Luật Lâm nghiệp, rừng đặc dụng, phòng hộ do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, không giao quyền sở hữu cho hộ gia đình, cá nhân (Điều 7). về quyền lợi khi người dân tự bỏ vốn trồng rừng phòng hộ, tại khoản 6 Điều 73 Luật Lâm nghiệp đã quy định về quyền chung của chủ rừng như sau: “Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm thu hồi rừng ” và các quyền lợi khác theo quy định của Điều 55, 73, 81 của Luật Lâm nghiệp. Như vậy, quy định về quyền lợi của cá nhân, hộ gia đình là chủ rừng phòng hộ tự bỏ vốn trồng rừng đã được pháp luật bảo vệ. Trong Công văn số 94/ĐĐBQH của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai không nêu cụ thể trường hợp người dân tự bỏ vốn trồng rừng phòng hộ là chủ rừng (theo khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp) hay chỉ nhận giao khoán từ Ban quản lý để xác định các quyền cụ thể.
2. Đối với kiến nghị xem xét hướng dẫn về một số hành vi bị cấm tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy kiến nghị không nêu rõ loại đất canh tác nên không có căn cứ để xác định có thuộc phạm vi Luật Lâm nghiệp hay không. Luật Lâm nghiệp cũng chỉ quy định cấm đối với hành vi đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng (khoản 7 Điều 9). Đồng thời tại khoản 1, khoản 2 Điều 57 Luật Lâm nghiệp cũng cho phép sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết họp trong rừng phòng hộ, cụ thể quy định: “(1) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gô; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tản rừng, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng; (2) Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng đế sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng; (3) Việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có lỉên quan”; Tại Điều 60 Luật Lâm nghiệp cũng quy định về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất, cụ thể quy định: “(1) Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng; (2) Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoải hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng; (3) Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thải, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; (4) Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; (5) Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; (6) Các hoạt động quy định tại Điều này thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
3. Đối với kiến nghị về quy định giao đất, cho thuê đất đối với đất rùng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy khoản 3 Điều 118 Luật Đất đai năm 2024 quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với “người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất”. Đối với đất rừng sản xuất, khoản 1 Điều 184 Luật Đất đai năm 2024 quy định cụ thể như sau:
“Nhà nước giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thường trú trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất là rừng trồng đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 của Luật này; đối với phần dỉện tích đất rừng sản xuất là rừng trồng vượt hạn mức giao đất thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng;
c) Đơn vị thuộc ỉực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn cấp xã nơi có đất rừng sản xuất mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng;
d) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích đất rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ”
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 184 Luật Đất đai năm 2024 quy định “Nhà nước cho tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân thuê đất rừng sản xuất theo quy định của Luật này”. Về khái niệm “tổ chức kinh tế”, Luật Đất đai năm 2024 dẫn chiếu theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, “tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ” (khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020).
4. Đối với kiến nghị về việc Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng chưa thống nhất quy định về xây dựng công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên diện tích cho thuê môi trường rừng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc xây dựng công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái được quy định tại Luật Lâm nghiệp (Điều 53 và Điều 56) và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Điều 15 và Điều 23). Trong đó quy định các nguyên tắc chung phải tuân thủ theo pháp luật về lâm nghiệp và các pháp luật có liên quan như: công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái... chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi... Luật Đất đai quy định nguyên tắc việc sử dụng đất phải đúng mục đích (Điều 5) và phải đuợc cơ quan có thẩm quyền cho phép khi chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 121). Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 quy định các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thực hiện trong các khu bảo tồn thuộc đối tượng phải tiến hành xin giấy phép xây dựng (khoản 30 Điều 1 Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014). Như vậy, việc thực hiện các hạng mục xây dựng công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quản lý theo nhiều quy định pháp luật có liên quan (pháp luật về lâm nghiệp, xây dựng và đất đai). Việc quy định trong Luật Lâm nghiệp như vậy nhằm quản lý, bảo vệ các diện tích rừng được chặt chẽ, bảo vệ tốt đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Do đó, không có sự chồng chéo của các hệ thống pháp luật này đối với việc xây dựng công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên diện tích cho thuê môi trường rùng.