Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội trả lời tại công văn số 922/UBTVQH15-KT ngày 12/08/2024 như sau: 1. Đối với kiến nghị về bổ sung quyền sở hữu rừng phòng hộ đối với người dân tự bỏ vốn trồng rùng . Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy Luật Lâm nghiệp đã quy địn

Cử tri thành phố Long Khánh có ý kiến về việc trong thời gian qua Quốc hội ban hành và sửa đổi rất nhiều Luật. Cử tri kiến nghị việc xây dựng Luật phải mang tính lâu dài, hiệu quả, mang tính thực thi cao tránh việc bổ sung, sửa đổi nhiều.
Ủy Ban Pháp luật Quốc hội trả lời tại công văn số 3081/UBKTQH15 ngày 13/08/2024 như sau:  
- Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với ý kiến của cử tri về việc cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để các văn bản được ban hành có tầm nhìn dài hạn, ốn định, ít phải sửa đổi, bổ sung; tăng cường ban hành luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội, hạn chế việc giao ban hành văn bản quy định chi tiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân. Đây là yêu cầu luôn được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan quan tâm, chú trọng và thời gian qua đã có nhiều cải tiến, đối mới trong tất cả các khâu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, đúng như ý kiến của cử tri, vẫn còn một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có hiệu lực trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung; văn bản được ban hành nhưng còn nhiều nội dung giao quy định chi tiết. Việc sửa đổi, bổ sung này, một mặt là do tình hình kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung để kịp thời phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, nhưng cũng có trường hợp là do năng lực dự báo thấp. Việc phải ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết có một phần lý do liên quan đến các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ, các Bộ, nhưng cũng có một số trường hợp là do chưa dự liệu đầy đủ ngay các nội dung để quy định cụ thể.
- Về trách nhiệm chủ trì soạn thảo các dự án luật: Xuất phát từ chức năng Hiến định là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội, phần lớn các dự án luật trình Quốc hội là do Chính phủ trình và các Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách nội dung dự án luật tổ chức soạn thảo. Bởi vì với vai trò quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, đây là các cơ quan có điều kiện, khả năng và ưu thế nhất để tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nắm bắt nhu cầu, xử lý các vấn đề bất cập, vướng mắc thực tiễn công tác thi hành pháp luật đặt ra để đề xuất chính sách, xây dựng các dự án luật. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về xây dựng pháp luật cũng có những mô hình khác nhau. Một số nước, các dự án luật nhiều trường hợp do đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) đề xuất tổ chức soạn thảo trình Quốc hội; ở một số nước khác chủ yếu do Chính phủ trình hoặc Chính phủ đề xuất và thông qua chính sách, việc soạn thảo thành dự án luật sẽ cho một cơ quan độc lập thuộc Quốc hội chịu trách nhiệm... Để bảo đảm tính khách quan, tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong soạn thảo luật, trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ ngoài Trưởng Ban soạn thảo là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo thì Ban soạn thảo còn bao gồm đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học; đồng thời, các dự án luật trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua phải được cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tham gia, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội, được Bộ Tư pháp thẩm định, các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Để bảo đảm công tác xây dựng pháp luật được hiệu quả, khả thi, mỗi cơ quan của Quốc hội được phân công phụ trách về từng lĩnh vực, nhóm lĩnh vực và thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, giám sát theo chuyên môn sâu và phối hợp chặt chẽ với nhau, với các cơ quan có liên quan để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, trong đó yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng, thẩm định, thẩm tra, trình xem xét, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đang chỉ đạo xây dựng “Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trinh xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; đồng thời, theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, rà soát quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật.
Thường trực Ủy ban Pháp luật xin được tiếp thu các ý kiến nêu trên của cử tri để phối hợp cùng với các cơ quan nghiên cứu, tham mưu với Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các giải pháp tăng cường chất lượng xây dựng, ban hành pháp luật, bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có tầm nhìn dài hạn, ốn định, ít phải sửa đổi, bổ sung, hạn chế các trường hợp phải ban hành văn bản quy định chi tiết; đồng thời, tiếp tục, đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật lưu ý những vấn đề mà cử tri nêu, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng các văn bản, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và phúc đáp yêu cầu thực tiễn.



Nguyễn Thị Thu Hà

thông tin kinh tế - xã hội

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​