1. Cử tri huyện Định Quán kiến nghị cần nới rộng đối tượng tham gia BHYT, bổ sung thêm vào danh mục một số bệnh nan y, nâng mức thụ hưởng cao hơn quy định hiện tại; đồng thời tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị cung cấp Bảo hiểm nhân thọ để người dân yên tâm khi tham gia.
Bộ Y tế trả lời tại công văn số 4547/BYT – VPB1 ngày 06/08/2024 như sau:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc, được áp dụng đối với các đối tượng được quy định để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Vì vậy, về cơ bản, phạm vi bảo hiểm y tế đã bao phủ hầu hết các đối tượng, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Hình ảnh người dân làm thủ tục khám bảo hiểm y tế
Danh mục dịch vụ kỹ thuật được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế hiện nay tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu điều trị cơ bản của người dân. Hầu hết các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh đang được triển khai tại các cơ sở khám chữa bệnh đều thuộc phạm vi chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế. Các danh mục này được thường xuyên sửa đổi, bổ sung và cập nhật để đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm y tế đã quy định cụ thể theo từng đối tượng, và mức hưởng này không phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Đối với một số bệnh nan y, nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế là người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức huởng.
Về việc quản lý các đơn vị cung cấp bảo hiểm nhân thọ, Bộ Y tế ghi nhận kiến nghị của cử tri để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phù họp với tình hình thực tế và các văn bản chỉ đạo của cấp có thấm quyền.
2. Cử tri huyện Cẩm Mỹ phản ánh trong thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên trong cả nước, với số lượng người bị ngộ độc lớn đã ảnh hưởng về tính mạng, sức khỏe gây nên sự lo lắng cho người dân. Cử tri kiến nghị Bộ Y tế cần có giải pháp để kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có vi phạm nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe người dân.
Hình ảnh cấp cứu ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế trả lời tại công văn số 4547/BYT – VPB1 ngày 06/08/2024 như sau:
Hằng năm, Bộ Y tế phối họp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan chức năng địa phuong để quản lý, xử lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có cả những vụ có số lượng lớn người bị ngộ độc. Đã có trường hợp cơ sở phải được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới được kinh doanh thực phẩm nhưng lại hoạt động trong thời gian dài mà không có giấy phép, chỉ khi xảy ra ngộ độc mới bị phát hiện. Cũng có trường hợp cơ sở được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm nông lâm sản nhung lại mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường về đóng gói để cung cấp cho bếp ăn, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn thực phẩm.
Theo đó, Bộ Y tế (Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm) đã ban hành kế hoạch và các công văn hướng dẫn, chỉ đạo địa phương triển khai giám sát chủ động các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm; tăng cường thông tin, truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm, trong đó lưu ý các nhóm sản phẩm có nguy cơ ngộ độc cao; đề nghị các địa phương xây dựng các kế hoạch cụ thể căn cứ theo kế hoạch của Trung ương. Đồng thời, Bộ Y tế cũng tổ chức nhiều hội thảo với các chuyên đề khác nhau như phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp/khu chế xuất, bếp ăn trường học, phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên. Bộ Y tế cũng triển khai các đoàn liên ngành Trung ương kiểm tra tình hình triển khai công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các địa phương, tháng hành động vì an toàn thực phẩm và hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Trong trường hợp không may xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yếu cầu tập trung cứu chữa bệnh nhân, truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc. Đối với một số vụ ngộ độc lớn, Bộ Y tế đă thành lập Đoàn công tác trực tiếp làm việc, hướng dẫn các đơn vị chức năng địa phương, kiểm tra thực tế tình hình tại các cơ sở y tế và các cơ sở, địa điểm liên quan đến vụ ngộ độc... Qua các hoạt động trên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phấm đã được nâng cao, nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật, tạo niềm tin cho người dân về chất lượng thực phẩm.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đâu. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, các ngành phải chủ trì, phối hợp với y tế (nhất là ngành nông nghiệp) để truy xuất nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ. Bộ Y tế sẽ tiêp tục tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện vẫn kinh doanh thực phẩm, vẫn cung cấp nguyên liệu và thực phẩm cho các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và công khai kết quả để cảnh báo cho cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên liên tục về các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.