Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị một số nội dung trong lĩnh vực giáo dục

                Trước kỳ họp thứ 8- Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Đồng Nai đã có một số nội dung kiến nghị liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Sau khi nhận được các kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, Bộ Giáo dục và đào tạo có Công văn số 8106/BGDĐT-VP trả lời như sau:

Nội dung kiến nghị 1: Cử tri kiến nghị cần có mô hình giáo dục linh hoạt để các em học sinh tại các vùng hải đảo của Tổ quốc học xong cấp tiểu học có điều kiện tiếp tục học lên cao không phải vào đất liền để học tiếp.

                  Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời như sau:

                  Theo quy định tại Điều 14 của Luật Giáo dục 2019: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trong đó Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Với các quy định trên, trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã và đang tham mun Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định trách nhiệm của các địa phương, bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, thực hiện quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp phù hợp để thực hiện các quy định theo Luật Giáo dục 2019 và bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo.

              Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối họp với các bộ ngành, địa phương tham mưu Chính phủ ban hành bổ sung các chính sách, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo để bảo đảm thực hiện linh hoạt các chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học, gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm văn hoá của địa phương.

              Nội dung kiến nghị 2: Cử tri thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu cho biết hiện nay mỗi trường dạy một bộ sách giáo khoa khác nhau, trong một địa bàn hẹp môi trường cách nhau chỉ vài cây số mà có quá nhiều bộ sách giáo khoa được chọn, mỗi năm lại thay đổi một bộ sách khác điều này gây khó khăn cho phụ huynh khi lựa chọn mua sách giáo khoa cho học sinh, anh chị em trong nhà cũng không thể học lại sách hay dạy lại cho nhau. Đồng thời cử tri kiến nghị về tình trạng học tập quá tải của học sinh, đề nghị có quy định cụ thể đối với việc dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh. Hiện nay hầu như lịch học tại trường và học thêm của các cháu rất dày đặc, có cháu phải học từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối, như vậy không đảm bảo thời gian vui chơi và sức khỏe của học sinh.

              Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời như sau:

              1. Về thống nhất sử dụng thống nhất sách giáo khoa

             Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội có quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Mỗi môn học, hoạt động giáo dục có nhiều sách giáo khoa và chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương có tính đột phá, thay đổi việc xuất bản sách giáo khoa theo cơ chế độc quyền, đồng thời xã hội hóa sách giáo khoa tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa, tạo ra sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhóm tác giả sách, các nhà xuất bản có được nhũng bộ sách có chất lượng tốt. Bộ Chính trị đã có Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trong đó tại mục 3, trang 3 của Kết luận nêu rõ nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới,...Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa".

sach giao khoa 2.jpg

                                                           Sách giáo khoa dành cho học sinh

             Việc tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở các địa phương được thực hiện thống nhất theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông đã được thực hiện đên lớp 5 đối với cấp tiểu học, đên lớp 9 đối với cấp trung học cơ sở và lớp 12 đối với cấp trung học phổ thông, công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động giáo dục đều có từ 3 đến 9 bộ sách giáo khoa, giáo viên và học sinh có cơ hội được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện dạy và học của cơ sở giáo dục phổ thông để tổ chức dạy học. Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa đến nay đã bước sang năm thứ 5, các địa phương, cơ sở giáo dục đánh giá cao Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai thực hiện dần đi vào ổn định, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

              Hiện nay, Bộ GDĐT đang tổng kết việc biên soạn sách giáo khoa, trong đó sẽ đánh giá cụ thể việc xã hội hóa sách giáo khoa, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu và báo cáo với Chính phủ, Quốc hội về sự cần thiết ban hành thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc.

                2. Về dạy thêm, học thêm

              Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực của học sinh, cha mẹ học sinh nhằm đáp ứng mong muốn được nâng cao tri thức, phát triển năng khiếu cá nhân. Nếu thực hiện đúng nhu cầu thực tế của học sinh, cha mẹ học sinh thì đây là một cách huy động sự tham gia của gia đình vào giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

              Hiện nay, dạy thêm, học thêm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDDT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT. Sau khi Luật sưa đổi Luật Đầu tư (Luật số 03/2016/QH14) đưa hoạt động dạy thêm, học thêm ra khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, một số Điều quy định về điều kiện và cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 26/8/2019, Bộ GDDT đã ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT công bố hết hiệu lực các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng dạy thêm tràn lan, dạy thêm không đúng với quy định hiện hành tại một số cơ sở giáo dục và dạy thêm bên ngoài nhà trường.

              Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GDĐT đã xây dựng kế hoạch soạn thảo và chuẩn bị ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT theo hướng tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường, bảo đảm công khai, minh bạch, hạn chế các tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu tự nguyện tham gia của học sinh, tăng cường trách nhiệm của địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và các chế tài xử lý vi phạm theo quy định. Đồng thời, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên để tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông ngay trong giờ học chính khóa, nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh.

              Nội dung kiến nghị 3: Cử tri huyện Tân Phú phản ánh việc hiện nay các trường triển khai dạy 02 môn tích hợp là Khoa học tự nhiên và Lịch sử - Địa lý theo Chương trình giáo dục ph thông 2018, 02 môn học này được tích hợp kiến thức của 5 môn học trong chương trình trước đây là: Vt lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Việc này khiến việc triển khai dạy học của các trường gặp nhiu khó khăn. Bởi hiện nay, các giáo viên không th dạy cùng lúc 2, 3 môn học khác. Cùng với đó, việc triển khai dạy theo chủ đ ở các môn này buộc nhà trường phải thường xuyên thay đi thời khóa biểu, giáo viên từ đó khiến việc dạy học gặp khó khăn. Bên cạnh đó, kinh phí để các giáo viên tham gia các lớp bi dưỡng, tập huấn dạy 2 bộ môn tích hợp này cũng đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cử tri kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm đưa ra những biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc dạy học các môn tích hợp.

               Về vấn đề này, Bộ GDĐT trả lời nhu sau:

              Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã xác định rõ về nội dung đổi mới, trong đó: “ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép nhũng nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.". Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 về Chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi là Chương trình giáo dục phổ thông 2018), cụ thể hóa các mục tiêu và nội dung của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.

               Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở có môn Khoa học tự nhiên được tích họp từ các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp từ các các môn Lịch sử, Địa lý nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác các nội dung dạy học cụ thể một cách toàn diện từ nhiều khía cạnh. Chương trình môn Lịch sử và Địa lý bao gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

                 Xác định đây là những môn học mới, Bộ GDĐT đã hướng dẫn các nhà trường, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ GDĐT hướng dẫn, tập huấn từ nhiều năm qua và điều này tiếp tục được áp dụng khi dạy học theo chương trình mới. Từ chương trình hiện hành, việc khai thác các nội dung bài học từ nhiều khía cạnh theo hướng tích hợp (kiến thức Địa lý trong các bài Lịch sử và ngược lại; kiến thức Hóa học, Sinh học trong các bài Vật lý và ngược lại) đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã hướng dẫn lại công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10/10/2023 và tập huấn tới tất cả các giáo viên dạy 2 môn học này trên toàn quốc. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử Địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công (như môn Khoa học tự nhiên, giáo viên sẽ được phân công theo các mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất, năng lượng và sự biến đổi, vật sống, trái đất và bầu trời; không bắt buộc một giáo viên khi chưa được chuẩn bị sẵn sàng về năng lực chuyên môn phải dạy cả chương trình môn học; việc phân công giáo viên đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận dạy học từ 02 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học; việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.​


Trọng Vũ

Các tin khác

thông tin kinh tế - xã hội

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​