Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV

 

​ Chiều ngày 09/11/2020, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết của Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XIII.Tham gia Đoàn Chủ tịch có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (điều hành phiên họp) và các Phó Chủ tịch Quốc hội. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Tại phiên chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tham gia chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với nội dung như sau “ Qua theo dõi, mặc dù theo quy định hiện hành thì thời hạn để giải quyết vụ án dân sự, kinh doanh thương mại nhanh nhất là 9 đến 10 tháng. Nhưng trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, tiến độ không đạt được như vậy mà kéo dài hoặc có thể là rất dài. Đây thực sự là nút thắt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sự và sự phát triển của sản xuất, kinh doanh. Xin đồng chí Viện trưởng, đồng chí Chánh án cho biết, các đồng chí có đồng ý với nhận định như vậy không? Nếu có thì theo các đồng chí trong thời gian tới, chúng ta phải làm gì để được để cải thiện?

a hong h1.jpg
                          ĐBQH Nguyễn Công Hồng chất vấn

Về nội dung trên Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời 

Chủ thể  giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại là Tòa, còn Viện kiểm sát cũng có tham gia vào quá trình thụ lý và giải quyết.Vụ việc kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại đang là một bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay, nguyên nhân khách quan, chủ quan và cách giải quyết khác với một vụ án hình sự khi mà đương sự khởi kiện thì đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Trường hợp cần thiết và có khó khăn có thể yêu cầu tòa xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ đó. Các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ đó không phải lúc nào các cơ quan, tổ chức đáp ứng được thời hạn yêu cầu các tài liệu, chứng cứ của đương sự.

Theo luật định từ 4 tháng, thời hạn thụ lý giải quyết hoặc là có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa, nếu không có đủ tài liệu chứng cứ thì Tòa sẽ quyết định tạm đình chỉ. Chính vì vậy, nguyên nhân chậm là do cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ và có liên quan đến khởi kiện nếu chậm thì Tòa cũng không làm gì được. Kiểm sát khi đã tạm đình chỉ rồi thì Kiểm sát không tham gia tiếp đoạn mà dừng ở đó, chỉ khi nào Tòa thụ lý tiếp thì lúc đó kiểm sát mới tiếp tục tham gia. Do vậy, phải xem lại chế tài, trách nhiệm về việc cung cấp tài liệu của những tổ chức, cá nhân mà có liên quan phải có thời hạn tương ứng, nếu không có thì đây là nguyên nhân kéo dài.

Việc thứ hai là trường hợp  tài liệu, chứng cứ có rồi mà Tòa chậm thụ lý, phục hồi, việc này cũng có chế tài trách nhiệm. Tôi thấy chúng ta nên xem xét lại cơ chế các điều khoản luật về mặt thời hạn gắn liền với chế tài có liên quan đến những đối tượng, chủ thể có liên quan. Nếu chúng ta cứ nói kéo dài, nhưng việc đó lệ thuộc vào người khác, mà người khác không có chế tài trách nhiệm thì không được. Tôi nói ví dụ, ngay cả vụ án hình sự, yêu cầu về giám định là có thời hạn nhưng cơ quan, cán bộ giám định không đáp ứng được thì điều tra sẽ quá hạn, cuối cùng người dân không được giải quyết đúng như yêu cầu của mình. Chúng ta cần thêm chế tài trách nhiệm nhưng hợp lý để chia sẻ chỗ muốn làm cũng không làm được,khi chúng ta có đủ điều kiện mà chúng ta không làm thì phải kiểm soát được việc đó để xác định trách nhiệm”

le minh tri h2.jpg 
 
    Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả lời chất vấn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Công Hồng như sau: 

“Vụ án dân sự khác vụ án hình sự.Vụ án hình sự trách nhiệm thu thập chứng cứ là của cơ quan nhà nước, tức là cơ quan điều tra là Viện kiểm sát và quy định của tố tụng hình sự rất chặt chẽ, bắt giam được mấy tháng, khởi tố được mấy tháng, nghiên cứu được mấy tháng.

Riêng đối với vụ án dân sự thì nguyên lý của dân sự là việc dân sự cốt ở đôi bên, cho nên các bên thu thập tài liệu và cung cấp tài liệu cho Tòa, khi nào đủ thì Tòa thụ lý. Thông thường 2 bên kiện nhau, đây là câu chuyện thực tiễn đã xảy ra, nếu như một bên cảm thấy thua rồi, bản thân một bên cũng cố tình kéo dài, không muốn ra Tòa, tìm mọi cách để trì hoãn, không xuất hiện tại Tòa thì Tòa cũng chịu, không giải quyết được. Cho nên, câu chuyện có kéo dài vụ án dân sự, đây là một thực tế. Trách nhiệm cơ quan nhà nước, nếu như đủ hồ sơ và không làm thì việc này ít, cái chính là cả 2 bên. Đồng chí Viện trưởng trả lời như thế tôi thấy thỏa đáng”.

Trọng Vũ


Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​