Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi)

 

​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khóa XIV; sáng ngày 24/10/2020, Quốc hội họp với những nội dung sau:   

 5.jpg
(Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu Đồng Nai)

Nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, các vị đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Cụ thể:

Chính sách của Nhà nước: về bảo vệ môi trường; khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường: bảo vệ môi trường nước, đất, không khí; phân bổ hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước; lộ trình di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với quy hoạch; các phương án đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường….

6.jpg 
Đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ĐBQH Đỗ Thị Thu Hằng, phát biểu nêu rõ:

ĐBQH Đỗ Thị Thu Hằng, phát biểu tại buổi họp

Quy định chung về bảo vệ môi trường nước mặt (Điều 7) có nêu: “Không cấp giấy phép môi trường để xả nước thải vào các nguồn nước mặt đã không còn khả năng chịu tải, trừ trường hợp nước xả thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước”. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 43 có nêu thời điểm cấp Giấy phép môi trường (trước thời điểm được vận hành thử nghiệm). Hai nội dung này hiện đang mâu thuẫn vì nếu không được cấp giấy phép môi trường để vận hành thử nghiệm thì làm sao có cơ sở để chủ đầu tư vận hành, xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt kết quả thẩm định theo (Điều 38) nêu: “Thực hiện đánh giá tác động môi trường khi dự án có ít nhất một trong các thay đổi sau: tăng trên 15% quy mô hoặc công suất; thay đổi công nghệ sản xuất phẩm chính; thay đổi công nghệ xử lý chất thải phát sinh từ công trình, hạng mục chính của dự án; thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có tác động xấu đến môi trường”; đề nghị quy định cụ thể đối với từng quy mô công suất dự án  (Ví dụ: chất thải sinh hoạt hay chất thải nguy hại, công suất 1.000 tấn/ngày khác với 10 tấn/ngày). Ngoài ra, cũng đề nghị Luật xác định vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý Các khu công nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Ngoài những vấn đề nêu trên, Dự thảo Luật đã nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung cụ thể tại các điều, khoản mà các đại biểu Quốc hội quan tâm như về giải thích từ ngữ; những hành vi bị nghiêm cấm; quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp; quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường….

Thiên Ân
 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai



 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​