Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời chất vấn ĐBQH Bùi Xuân Thống - tỉnh Đồng Nai gửi đến tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

 

​“Lĩnh vực nông nghiệp được xem là bệ đỡ của nền kinh tế khi có khủng hoảng xảy ra, tuy nhiên các giải pháp để thúc đẩy nông nghiệp ở nước ta chưa bền vững: về chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vật tư, giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi... đa số phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài hoặc do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối nên giá thành sản xuất cao, khó cạnh tranh (như giá thịt heo tăng cao hiện nay).

Với vai trò quản lý đầu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng có giải pháp để giải quyết những hạn chế, bất cập của ngành nông nghiệp trong thời gian tới”.

*Về nội dung trên, công văn số 3935/BNN-KH ngày 11/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:

1. Kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2020:

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông lâm thủy sản 5 năm 2016-2020 ước đạt 2,71%/năm, hoàn thành mục tiêu đề ra của Kế hoạch 5 năm (2,6 - 3%/năm) và cao hơn so với mức tăng trưởng 2,41% của năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 190 tỷ USD, trung bình đạt khoảng 38 tỷ USD/năm, năm 2020 ước đạt 41 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 (39 - 40 tỷ USD), cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015.

Có thể khẳng định nông nghiệp đã trở thành “trụ đỡ”, “cứu cánh” cho nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008-2013 và giai đoạn vừa qua, trước tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, gây thiệt hại to lớn trên nhiều mặt kinh tế-xã hội. Giai đoạn 2009-2019 sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,45 triệu tấn (dự kiến năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn), bình quân lương thực tăng từ 497 kg/người lên trên 525 kg/người, đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng đầu về sản xuất lương thực, hàng năm xuất khẩu 5-7 triệu tấn gạo (năm 2020 dự kiến xuất khẩu 6,5- 6,7 triệu tấn); sản lượng thịt hơi các loại tăng 1,3 lần, sữa các loại tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,13 lần; thuỷ sản tăng 1,7 lần. Chương hình MTQG xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm. Đến hết tháng 5/2020, có 5.177 xã (58,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 16,2 tiêu chí/xã; hết năm 2020 ước có hên 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn nhiều so với mức 17,5% của năm 2015.

Tuy vậy, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn đối mặt với nhiều khó khăn cố hữu và đang đứng trước những thách thức mới, đó là: (i) Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; (ii) Chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm thấp, nên năng lực cạnh tranh của ngành hạn chế; (iii) Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định; (iv) Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và trên con người diễn biến phức tạp, khó lường; (v) Ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng, hàm chứa những thành tố phát triển chưa bền vững.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, sản phẩm và doanh nghiệp nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và PTNT tập trung vào tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát hiển và cơ cấu lại ngành; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, như:

- Việc hỗ trợ, ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thực hiện thông qua; (i) Hỗ trợ về giống, vật tư, kỹ thuật sản xuất theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; (ii) Đảm bảo nguồn cung ứng vật tư nông nghiệp và đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất; (iii) Hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên tai, dịch bệnh theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.

- Sản xuất chăn nuôi đáp ứng cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm cho tiêu dùng và bước đầu cho xuất khẩu; Ngành hàng sữa chủ yếu do doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường; Lĩnh vực thủy sản, cá tra xuất khẩu với 100% là doanh nghiệp Việt Nam,.. Năng lực cạnh tranh, năng suất sản phẩm nâng cao và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới, cả nước đã xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (năm 2016 có 444 mô hình), với 2.374 sản phẩm và 3.267 địa điểm bán sản phẩm; gần 13.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp; trên 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp là nguồn vốn bổ sung quan trọng, giúp ngành nông nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

​Kiều Trang

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử VP. ĐBQH tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Kim Chung – Chánh Văn phòng​
Địa chỉ: Số 377 đường 30/4, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 02513.947.948; Fax: 02518.820.286​; Email:
Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Đoàn Đại Biểu Quốc Hội Tỉnh Đồng Nai'
hoặc 'ddbqh.dongnai.gov.vn' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này. ​​